_Lưu ý cho những bạn nuôi gà từ nhỏ tới lớn, đó chính là: đối với gà chọi trống thì trên 1 năm tuổi mới đủ tuổi trưởng thành và có thể đưa đi đá. Khi gà trưởng thành thì bạn cần nghĩ đến chuyện cắt tích, cắt tai và bỏ đi những phần da vô nghĩa của gà chọi. Sau khi bạn cắt những phần da vô nghĩa của gà đi thì sau đó cần phải thả gà ra sân cho sung sức, rồi mới nhốt vào lồng và cho ăn uống đầy đủ. Chú ý là cần phải sắm đầy đủ phụ kiện chọi gà cần thiết cho gà chọi để gà được chăm sóc tốt hơn. Gà cần phải được cho ăn uống đầy đủ sau khi bị cắt tích, cắt tai. Thức ăn cho gà cần được đãi sạch trấu và chất bẩn, nước uống cho gà nên dùng nước mưa thật trong, khoảng từ hai đến ba ngày cần phải cho gà ăn các loại thức ăn tươi như: cá sống, lươn, thịt, trứng,… và đặc biệt là nên cho gà ăn cà chua, lúc đó gà mới sung và đẹp hơn.
_
Khi gà đủ tuổi trưởng thành, sức khỏe tốt thì nên lựa một ngày đẹp trời đem gà đi đá thử để tìm hiểu xem gà đá như thế nào, có món đòn nào xuất sắc không và mức độ chịu đòn của gà ra sao, và quan trọng hơn là khi bị tấn công thì gà sẽ chống trả như thế nào. Hãy nghiên cứu cho thật kỹ để về sau bạn sẽ dễ lựa gà chọi để đấu với gà của mình hơn. Nếu là “gà đòn: thì sau đó nên được nhốt riêng một lồng và nuôi thúc, cho ăn uống tẩm bổ và cần phải điều độ là rất cần thiết. Tập cho gà đá thử như thế vài kỳ, mỗi lần như thế cách nhau khoảng chừng nửa tháng sau đó bạn có thể dem gà đi chinh chiến, nhớ là trong thời kỳ nuôi thúc cần có chế độ dinh dưỡng cho gà từng ngày.
Nhưng đối với “gà cựa” thì nuôi như thế là chưa đủ vì cựa của gà còn chưa đủ dài, và gà còn chưa biết tung nhọn cước và múa lưỡi đao, loài gà này phải nuôi khoảng 16 đến 17 tháng trở đi thì mới cho đá tốt được. Lúc đó gà mới biết được thứ dữ và thứ vừa và nuôi gà cựa thì không nên cho sổ quá nhiều, vì sau này lúc gà còn tơ thì sẽ quen tật, chỉ đá một lúc rồi ngừng không chịu đá nữa như vậy khó có thể dành chiến thắng.
Gà chọi nên được hớt lông, lông nách, lông đầu thì nên được hớt sạch tóc, còn đối với lông cổ của gà thì cần chừa lại một núm sát cần vì đó là chỗ nhược da còn non, phải cần có lông để che kín, cần xén lông da dưới cho gà và chừa lại một ít để che đít. Phần đùi của gà phải hớt trọn chừa đủ mấy sợi cho gà đỡ lạnh, vế non và ba sườn của gà chọi thì cần làm sạch trơn để khi bôi nghệ thì mau thấm hơn, khi bị đá nếu có bị thâm là biết ngay. Sau khi làm lông cho gà rồi thì cần có những thời kỳ huấn luyện sau: thoa rượu thuốc, sổ, chạy lồng, đi hơi, om bóp, vô nghệ, nuôi thúc, dầm cẳng cho gà chọi.
Trên đây là những chia sẽ của phụ kiện gà chọi về cách chăm sóc gà, nếu có đóng góp hay ý kiến gì thì bạn hãy comment phía dưới nhé. Chúc gà của bạn mạnh khỏe
No comments:
Post a Comment